Loading...



    Admin

    AdminAdmin


    Posts :
    39
    Join date :
    10/04/2013


    (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});







    Bởi vì hình dạng, kết cấu, màu sắc và độ dày móng tay của bé có thể là dấu hiệu mách nước nhận biết nhiều bệnh tật khác nhau. Chỉ cần nhìn những dấu hiệu của móng tay dưới đây sẽ đoán được tình trạng sức khoẻ của bé.

    1. Móng có xuất hiện đốm hay vân trắng

    Tín hiệu mách bạn: Thông thường, hiện tượng này thường được gây ra khi bé bị thương tích trên móng. Những điểm trắng này sẽ biến mất ngay sau khi phần bị ảnh hưởng (do bị thương) của móng tay mọc lại.

    Ngoài ra, tình trạng này đôi khi cũng có thể xảy ra do bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan. Mẹ không cần quá lo lắng vì khi móng tay dài ra, những đốm hay vân trắng đó sẽ được cắt bỏ.

    Phòng tránh và xử lý: Các mẹ cần lưu ý đến môi trường vui chơi của bé, tốt nhất không nên cho bé nghịch ngợm với cửa tủ, cửa ra vào hay ngăn kéo…

    2. Móng xuất hiện vết vàng, xanh, xám hoặc màu đen kỳ lạ bao phủ trên màu hồng tự nhiên vốn có

    Tín hiệu mách bạn: Nếu là màu vàng thì đó là dấu hiệu bé đã hấp thu quá nhiều thực phẩm chứa carotene hoặc cũng có thể là nguyên nhân di truyền. Ngoài ra, màu xanh, xám hoặc đen có thể là do bé bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm gây ra.

    Phòng tránh và xử lý: Tay đổ nhiều mồ hôi khiến cho bé dễ bị nhiễm trùng nấm. Do vậy, cha mẹ nên giữ cho da bé sạch sẽ và khô ráo. Không để cho bé chơi trong nước trong thời gian dài, sau khi rửa tay thì lau khô bằng khăn sạch. Khi phát hiện nhiễm nấm, cha mẹ nên chú ý và cách ly con để tránh lây nhiễm chéo.

    3. Một nửa móng tay có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường

    [Chia sẻ]-Những dấu hiệu của móng tay giúp bạn đoán tình trạng sức khoẻ của bé Nhung-dau-hieu-cua-mong-tay-giup-ban-doan-tinh-trang-suc-khoe-cua-be-hinh-1

    Tín hiệu mách bạn: Nếu đột nhiên móng tay bé xuất hiện màu đỏ hoặc hồng bất thường so với màu móng tự nhiên thì mẹ cần chú ý. Trong khi màu đỏ là dấu hiệu bệnh tim thì màu hồng chủ yếu là nguyên nhân thiếu máu.

    Phòng tránh và xử lý: Tăng cường chế độ ăn giàu chất sắt cho bé hoặc uống viên sắt bổ sung trong trường hợp bé ăn uống kém. Khuyến khích bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, rau bina, nho khô và các loại thực phẩm khác.

    4. Móng xuất hiện rặng núi, bề mặt xù xì

    Tín hiệu mách bạn: Dấu hiệu này chủ yếu là do bé thiếu vitamin B.

    Phòng tránh và xử lý: Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần chú trọng chế độ ăn giàu vitamin B cho bé. Mẹ có thể ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm… trong khẩu phần ăn của bé.

    5. Móng mỏng nhưng giòn, dày nhưng lại thô ráp, bề mặt móng bị rỗ

    Tín hiệu mách bạn: Khi móng bé xuất hiện hiện tượng này, mẹ đừng quá lo lắng vì đó hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh vảy nến, eczema, chấn thương và đôi khi nó cũng có thể do di truyền.

    Phòng tránh và xử lý: Tốt nhất thì mẹ nên cho bé đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra và điều trị.

    6. Móng bị lõm hay còn gọi là móng tay lòng thìa

    Tín hiệu mách bạn: Móng tay có hình dạng giống một cái muỗng. Móng tay của bé có thể bị san bằng ở giữa, trong khi các cạnh 2 bên móng thì đầy lên, do đó nó sẽ tạo thành móng lõm.

    Nếu móng tay bé có triệu chứng này thì có thể nguyên nhân chính có thể do bé đang bị thiếu sắt. Các điều kiện khác về tình trạng sức khỏe của bé như bệnh thận, rối loạn chức năng tuyến giáp và các bệnh về cơ xương cũng có thể là thủ phạm đáng nghi ngờ gây nên tình trạng này ở móng tay của các bé. Bên cạnh đó, nếu móng tay bé bị thương tích và sử dụng quá nhiều xà phòng cũng có thể dẫn đến hiện tượng móng lõm.

    Phòng tránh và xử lý: Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sỹ để điều trị.

    7. Móng giòn, dễ bị rách nát hoặc bong thành từng lớp

    Tín hiệu mách bạn: Khi móng bé có hiện tượng này thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé mắc các bệnh về da hoặc thiếu protein (vì 97% thành phần của móng là các protein).

    Phòng tránh và xử lý: Tăng cường cho bé ăn cá, tôm và các loại thực phẩm giàu protein khác. Ngoài ra, quả óc chó, đậu phộng cũng làm cho móng tay khỏe hơn. Bên cạnh đó thì bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cũng rất quan trọng.

    8. Móng có dòng kẻ ngang

    Tín hiệu mách bạn: Khi có những dòng kẻ tối màu tô điểm trên các móng tay theo chiều ngang thì đó chính là kết quả của sự gián đoạn đột ngột trong quá trình phân chia tế bào trong móng tay của bé. Những dấu hiệu này thường được gây ra do một số bệnh nhiễm trùng trong móng tay, bệnh ngoài da và nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.

    Ngoài ra, cũng phải nhắc tới nhiều nguyên nhân khác khiến móng tay của bé xuất hiện một vệt kẻ tối màu là do suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay. Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

    Phòng tránh và xử lý: nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán càng sớm càng tốt, để có điều trị kịp thời.



    Những dấu hiệu trên sẽ giúp các bậc cha mẹ đoán được tình trạng sức khoẻ của bé để có thể có biện pháp hợp lý.

    Mẹ có thể xem thêm tại Blog:http://blog.ubaby.vn/nhung-dau-hieu-cua-mong-tay-giup-ban-doan-tinh-trang-suc-khoe-cua-be.html



    Từ khóa: